http://senhongvn.files.wordpress.com/2013/03/banner.jpg
XIN MỜI CÁC ANH CHỊ, CÁC BẠN GHÉ THĂM CHUYÊN ĐỀ PHẬT PHÁP - TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN VÀ ĐỒNG BÀO NHÂN LOẠI.!.
http://4.bp.blogspot.com/-kH5aOP2BKkw/TznifXNxwWI/AAAAAAAAMLM/2lVsVmNw7lU/s1600/1440903wtr1hg70ow.gif

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

PHẬT BÀ QUAN ÂM

Con kính lạy Phật Bà Quan Âm, Ngài là Đấng Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn muôn loài. Ngài là Đấng Tình Thương Bao La như biển cả. Ngài thương yêu tất cả muôn loài, Ngài thương yêu tất cả mọi người mọi vật, không phân biệt màu da sắc áo, không phân biệt tôn giáo giàu hay nghèo trên một tinh thần bình đẳng vô cùng cao quý vĩ đại và tuyệt vời.Ngài là vị Bồ Tát vĩ đại trong tất cả các vị Bồ Tát và trái tim Ngài trùm khắp cả ba ngàn thế giới này cả vũ trụ này.Ngài có thể hóa thân thành tỷ tỷ thân tràn ngập trong không gian để cứu khổ muôn loài khi nghe có tiếng kêu cứu khổ ở khắp mọi nơi bởi vì "HẠNH CỦA NGÀI LÀ HẠNH BAN
VUI CỨU KHỔ". Ngài đã thành Phật từ lâu lắm rồi sau một ngày một đêm sau khi Đức Di Đà thành Phật
nhưng vì thương yêu loài người mê muội vì ham mê "DANH LỢI TÌNH và THAM SÂN SI" mà phải đắm chìm trong sáu nẽo luân hồi mãi mãi nên Ngài phát nguyện rằng " NGÀY NÀO CHÚNG SANH CÒN Ở NƠI ĐỊA NGỤC ĐAU KHỔ THÌ TA NGUYỆN SẼ KHÔNG Ở NGÔI VỊ PHẬT" nên vì lẻ đó Ngài hóa thân với danh hiệu là BỒ TÁT để cứu khổ thế gian vì lòng từ bi vĩ đại của NGÀI
Nếu như ai đó có lòng tin tưởng nơi Ngài, trong cơn đau khổ thì hãy gọi tên của Ngài, Ngài liền đến cứu giúp.Đức Di Đà cùng Ngài đã hóa thân tràn ngập trong không gian tam thiên đại thiên thế giới luôn luôn sẵn
sàng cứu độ mọi người.
Ngài là Đấng Từ Bi cao quý nhất trong các sự cao quý ! Ngài không bỏ rơi một ai khi nghe âm thanh kêu cứu của chúng sanh.
NGÀI CÓ MỘT TRÁI TIM BÌNH ĐẲNG PHI THƯỜNG
NGÀI LÀ ĐẤNG ĐẠI HÙNG ĐẠI LỰC ĐẠI TỪ BI
NGHE ĐẾN DANH HIỆU NGÀI, TẤT CẢ MA QUỶ ĐỀU PHẢI RUN SỢ KHÔN CÙNG
NGÀI ĐÃ LỪNG DANH VỚI MỘT TẤM LÒNG TỪ BI QUÁ LỚN, VĨ ĐẠI PHI THƯỜNG ĐỂ DIỆT TRỪ ĐỐI VỚI MỌI  THẾ LỰC TÁC HẠI CỦA MA QUỶ ĐOIỐ VỚI LOÀI NGƯỜI.
NGÀI LÀ MỘT TẤM GƯƠNG  CAO QUÝ VÔ CÙNG MÀ TẤT AI AI CŨNG KÍNH PHỤC VÀ KIÊNG NỄ.
NGÀI LÀ MỘT ĐẤNG TOÀN NĂNG TOÀN GIÁC VÀ QUYỀN LỰC PHÉP MẦU ĐÃ ĐẠT ĐẾN ĐỈNH CAO VÔ SONG PHI THƯỜNG ĐỐI VỚI PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU, CHO NÊN TẤT CẢ BA CÕI TRỜI NGƯỜI AI AI CŨNG PHẢI TÔN THỜ VÀ KÍNH PHỤC .
Ngài đã quên đi sự hạnh phúc nơi cõi trời cực lạc để tìm cách cứu chúng sanh thoát ly vòng luân hồi sanh tử,
Ngài nguyện độ tận tất cả chúng sanh về cõi Trời Cực Lạc (Tây Phương ) cùng với Ngài. Ngài nguyện rằng:
"KHI NÀO CÕI ĐỊA NGỤC ĐÓNG CỬA NGÀI MỚI CHỊU THÀNH PHẬT"
Ôi Trái Tim Từ Bi của Ngài cao quý biết là bao nhiêu ! Đức Thích Ca nói rằng những việc làm của Ngài
chúng sanh không thể nào hiểu nổi, và ngôn ngữ của loài người không thể diễn ta cho rốt ráo hết được ý nghĩa của tôn giáo !
Danh hiệu Quán Thế Âm khi nghe đến, trong lòng chúng ta sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc phi thường và sự an vui nhẹ nhàng khó thể  diễn tả và dường mọi sự đau khổ và lòng thù hận sẽ tan biến đi và khiến cho ta nghe thấy và biết được sự bình yên và niềm tin yêu thù thắng mà Ngài ban phước cho chúng ta.
Danh hiệu Quán Thế Âm là bóng cây che chở, là cơn mưa, là dòng suối mát mẻ để xoa dịu tất cả những nỗi
đau thương của cuộc đời !
Danh hiệu Quán Thế Âm là giọt sửa Cam Lồ rưới lên trần gian, rưới lên toàn thể nhân loại để linh hồn chúng sanh ăn năn tỉnh ngộ để tâm linh ta sáng suốt thông minh hơn để cảm nhận ,để mặc khải để hiểu được và có lòng tin nơi Phật Pháp một cách sâu xa hơn !
Nếu ai có cơ duyên tốt cùng với Ngài mà cầu nguyện hằng đêm : Kính lạy Phật Bà Quán Thế Âm, con tên là....tuổi.... Nay con thành kính xin Ngài rải nước Cam Lồ trên đầu con và ban phúc cho con được mọi sự hạnh phúc an vui" thì chắc sẽ được bình an không việc gì và ngay cả học trò cũng thông minh học giỏi hơn.
Người nào có lòng tin mà niệm Danh Hiệu của Ngài hắng ngày và suốt đời thì chắc chắn sẽ mãn nguyện với mọi ước muốn tốt đẹp về tình thần. an vui và không có tai nạn gì xảy ra.
Nều khi đi đường gặp tai họa bất ngờ sắp xảy ra thì hãy khấn vái : PHẬT BÁ QUAN ÂM ƠI CỨU CON
thì dù cho ai vác dao chém mình hay gặp kẻ cướp bất thình lình thì nó cũng phải buông tay không xâm phạm hay tác hại mình được ! Và cho dù ma sống hay ma chết nó cũng phải tránh xa ta ra và ta thoát vòng hiểm nguy trong nháy mắt nhưng mà phải tuyệt đối tin tưởng nơi quyền lực siêu phàm của Ngài mới có kết quả tốt đẹp và nếu bạn có sự nghi ngờ chỉ bằng cọng tóc thôi Ngài cũng không thể cứu giúp bạn đâu !
Danh hiệu Quán Thế Âm làm tan đi những mối âu lo, đớn đau của con người !
Danh hiệu Quán Thế Âm là dòng suối Cam Lồ để tỉnh thức lòng người để thông minh sáng suốt biết quay
đầu trở về cùng Phật Pháp để tu hành và sau cùng hóa thân về Ao Sen Báu  Cửu Phẩm Liên Hoa nơi cõi
Tây Phương Cực Lạc.
Ôi ! Quán Thế Âm , Ngài là Đấng Từ Bi vĩ đại vì Ngài chưa bao giớ nghĩ đến sự hạnh phúc của riêng Ngài.
Ngài là Đấng Tình Thương Bao La còn chúng sanh ta là những con người phàm phu tầm thường vì lòng ích
kỷ tư lợi cá nhân chỉ biết thương mình không thương ai hết vì ngu muội mê si ( Phật Thích Ca nói ) nên phải
mãi mãi trầm luân trong 6 nẽo luân hồi sanh tử đời đời mà không bao giờ thoát ra nỗi rồi lại cọng thêm lòng thù hận vì miếng cơm manh áo vì quyền lợi riêng tư vì địa vị danh vọng  và vì DANH LỢI TÌNH VÀ TAM ĐỘC THAM SÂN SI MÀ GÂY NÊN CHIẾN TRANH THÙ HẬN TỪ TRONG GIA ĐÌNH, XÃ HỘI
VÀ CẢ THẾ GIỚI NÀY VÀ CUỐI CÙNG TỰ MÌNH VÌ LÒNG THAM VỌNG ĐÃ ĐƯA MÌNH VÀO ĐỊA NGỤC HỎA THIÊU NGÀN NĂM  như gia đình Ngô Đình Diệm , như Tầng Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên hay Từ Hi Thái hậu ...v...v..........
Cho nên Phật Thích Ca nói " COI CHỪNG MÌNH LÀ KẺ THÙ CỦA CHÍNH MÌNH" là  MÌNH TỰ GIẾT MÌNH ĐÓ ! Ngài còn nói rắng : "PHƯỚC LỚN HỌA TO VÀ HẾT PHƯỚC TỚI HỌA" có ý nghĩa là như vậy !  Cho nên những ai là những người thành công lớn về DANH LỢI TÌNH về kinh tế trong cuộc đời này càng có được sự vinh quang sáng chói tột đỉnh cở Micheal Jackson , Lý Tiểu Long hay là các nhà Tỷ Phú trên thế giới thì chớ vội mừng vì nó nằm trong LÒNG THAM VỌNG, SI LÀ SI MÊ VẬT CHẤT CỦA CẢI TÀI SẢN VÀ SI MÊ TÌNH DỤC , RỒI CÒN CỌNG THÊM LÒNG SÂN HẬN
SÁT KHÍ TRÀN TRỀ mà không chịu QUAY ĐẦU VỀ VỚI PHẬT THÌ CHẮC CHẮN CUỐI ĐỜI SẼ CHÌM SÂU NƠI ĐỊA NGỤC MÀ THÔI vì nó nằm trong ba độc chất THAM SÂN SI mà Phật đã nói
trước đây gần 3.000 năm !
Cho nên, giàu quá thì rất là khó tu vì mê Danh Lợi Tình và thường bị dòng dời xô đẫy và cuốn theo dòng đời
nên bị sa đọa ở đời sau , trong Kinh A Di Đà Phật Thích Ca nói " Kiếp thứ nhất tu phước, kiếp thứ hai giàu sang danh vọng thì kiếp thư ba lại sa vòng địa ngục vì kiếp thứ ba là kẻ thù của kiêp thứ nhất nếu chỉ tu phước " cho nên nếu tu phước hữu lậu còn gọi là phước thế gian như bố thí cúng chùa thì phải tu tịnh độ
niệm Phật thì kiếp sau mới an toàn về được cõi Phật A Di Đà thì mới bình yên vì không còn luân hồi sanh tử nữa !
Thế cho nên giàu quá mà không tu niệm Phật ( còn gọi là tu Huệ hay tu Tịnh Độ ) hoặc là nghèo đói quá đi cướp giựt cũng sẽ bị đọa địa ngục.
Nói vắn tắt CUỐN THEO DÒNG ĐỜI LÀ SA ĐỌA TRẦM LUÂN MÃI MÃI vì làm phước BỐ THÍ MÀ KHÔNG TU LÀ SỢI DÂY XÍCH BẮNG VÀNG LẠI ĐẦU THAI THÀNH NGƯỜI NHÀ GIÀU RỒI LAI CUỐN THEO DÒNG ĐỜI LẠI GÂY TỘI ÁC, CUỐI CÙNG BỊ ĐỌA .
CÒN LÀM ÁC LÀ SỢI DÂY XÍCH SẮT NÓ QUẤN KẺ ÁC RỒI LÚC CHẾT MA QUỈ LÀ NHỮNG OAN GIA TRÁI CHŨ ĐƯA NGƯỜI ÁC XUỐNG ĐỊA NGỤC !  Trong trượng hợp này người sắp chết
hay hoảng sợ la hét khóc loc ôm xòm khi sắp chết.
OAN GIA TRÁI CHỦ LÀ NỢ TIỀN KIÊP VÀ NỢ HIỆN TAI MÀ MÌNH GIẾT HẠI VÔ SỐ KỀ LOÀI VẬT CŨNG NHƯ LOÀI NGƯỜI MỖI KHI ĐẦU THAI LÀM NGƯỜI VÀ LẠI NẾU GIÀU  CÓ NGƯỜI TA THƯỜNG HAY SÁT HẠI CHÚNG SANH LOÀI VẬT VÔ SỐ KỂ NÊN NHỮNG OAN HỒN NÀY NÓ ĐEO THEO CHỜ CÓ CƠ HỘI LÚC SẮP CHẾT NÓ TỚI TRẢ THÙ VÀ LÔI KẺ ÁC XUỐNG ĐỊA NGỤC CHO MA QUỶ SÁT HẠI TRỞ LAI ĐỂ TRẢ NHỮNG MỐI THÙ XƯA

(còn nữa viết theo lời dạy của Đức Thích Ca trong kinh)






 LẠY PHẬT TỪ BI

Quan Âm Bồ Tát Phật Ngài ơi
dốc chí ngàn năm quyết độ đời
với cả muôn loài đang khổ ải
Phật Ngài độ khắp cả muôn nơi !

Quan Âm Bồ Tát Phật Tình thương
danh tiếng vang lừng khắp bốn phương
khổ hải trần gian muôn vạn kiếp
đau thương nhiều lắm cõi vô thường !

Quan Âm Bồ Tát Phật Từ Bi
cứu cứu nhân sinh gắp kịp thì
cho khắp muôn loài kỳ đại nạn
Cam Lồ Phật rưới nạn qua đi !

Quan Âm Bồ Tát Phât Ngài ơi
cứu cứu nhân gian khỏi chiến thời
độ cả muôn loài qua khổ nạn
tình yêu thương đó lớn như trời !

Quan Âm Bồ Tát Phật Ngài ơi
chinh chiến trần gian phủ ngập trời
Cam Lộ rưới tan binh lửa cháy
bình an hạnh phúc chiến tranh thôi !

Quan Âm Bồ Tát Phật Ngài ơi
lạy Phật từ bì cứu độ đời
tất cả mau quay về với Phật
đau thương ơi hởi kiếp con người !

Cầu cho trên ấy cõi Tây Phương
Ánh Sáng Từ Bi Cõi Phật Đường
Đất Phật muôn đời luôn sáng chói
ban vui cứu khổ khắp mười phương....

Quan Âm Bồ tát Phật Ngài ơi
gấp gấp mau lên cứu độ đời
nhân loại chìm sâu trong tội lỗi
Cam Lồ Phật rưới màu thôi rơi !

Quan Âm Bồ Tát Phật Ngài ơi
cứu khổ ban vui khắp mọi người
con nguyện mai sau về với Phật
Quan Âm Bồ Tát Phật Ngài ơi !




Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

ĐỜI LÀ CÕI GIẢ AI ƠI

Quý vị nào muốn xem THƠ VẾ PHẬT BÀ QUÁN THẾ ÂM  thì hãy click chuột lên google hàng chữ  " thơ Phật Bà Quan Âm " lên Google kèm theo tên mình
baolocmaurice cung trâm vũ lang sẽ có ngay và thơ về Đức Di Đà, Đức Thích`Ca cũng có luôn .


 ĐỜI LÀ ẢO TƯỞNG PHÙ DU

Gởi anh Nguyễn Hồng Hiền Nhân


Đời là ảo tưởng phu du
tôi khuyên anh đó hãy tu cho rồi
yêu chi cho khổ anh ơi
đời là bể khổ như lời Phật xưa

thôi thì từ bỏ bến mơ
chỉ là lên mạng làm thơ với người
đời là bể khổ ai ơi
trăm năm ai cũng xa rời thế gian !

khổ đau nơi cõi địa đàng
sẽ là mãi mãi muôn ngàn năm sau
bởi đời tranh thấp tranh cao
cho nên thế giới ngập sầu luôn luôn !

ráng tu về cõi Phât đường
đời đời hạnh phúc tai ương không còn
thế gian là một kiếp buồn
luân hồi sanh tử lệ tuôn dầm dề !

đời người đau khổ  trầm ê
tang thương khắp chốn ê hề than ôi
ráng tu một kiếp trong đời
sẽ về cùng Phật đời đời bình an !

không còn đau khổ gian nan
cõi vô thương đó ngập tràn lệ rơi
chỉ tu một kiếp một dời
trong kỳ xá tội người ơi được về !

Tây Phương ta sẽ cận kề
ăn năn sám hối bấn mê không còn
độ người có tấm lòng son
Phật tha tất cả rước con Phật về

giả từ cảnh khổ lê thê
tình yêu rồi cũng tràn trề khổ đau
thế gian tràn ngập nỗi sầu
trăm năm hết kiếp về đâu mit mùng !

đời là cõi khổ khôn cùng
nghĩ suy cặn kẻ ta cùng lo tu
kiếp sau ta sẽ bay vù
Tây Phương đất Phật thiên thu ấm lòng !

đời là cõi trọ long đong
nếu gieo nghiệp ác vô còng ngục môn
kiếp người mãi mãi xuống lên
luân hồi sanh tử triền miên khổ nàn !

gắng tu về cõi Phật Đàng
muôn đời hạnh phúc bình an lo gì
không còn tử biệt sinh ly
như nơi trần thế ta thi khổ đau....!


TRONG KỲ ĐẠI XÁ TỘI NÀY TỘI GÌ MÀ THẬT LÒNG ĂN NĂN SÁM HỐI PHẬT CŨNG THA NÊN CHỈ TU NIỆM PHẬT CẦU XIN VỀ CÕI TÂY PHƯƠNG
LÀ PHẬT RƯỚC NÊN CÓ CÂU TU NHỨT KIẾP NGỘ NHẤT THỜI LÀ VẬY ĐÓ  . VŨ LANG VIẾT THEO LỜI PHẬT DẠY . MONG MỌI NGƯỜI ĂN NĂN SÁM HỐI VÀ " NIỆM PHẬT ĐỂ TRỞ VỀ VỚI PHẬT"  VÀ SAU SẼ THÀNH PHẬT ( LỜI NÀY CŨA ĐẠI SƯ ẤN QUANG LÀ HÓA THÂN CỦA ĐỨC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT TỊCH NĂM 1940 TẠI TRUNG HOA)  NGÀI LÀ EM PHẬT BÀ QUÁN THẾ ÂM CÓ TRONG HÌNH TAM THÁNH TÂY PHƯƠNG CÙNG VỚI ĐỨC A DI ĐÀ ĐÓ.





ĐỜI LÀ CÕI GIẢ AI ƠI

Đời là cõi tạm ai ơi
trăm năm hết kiếp ta là đi đâu
nếu làm ác đức phải sầu
sa vào địa ngục ngàn thâu khổ nàn

biết khôn về cõi Phật Đàng
A Di Đà Phật Tây Phang được về
trần gian là một cơn mê
chỉ là mộng ảo tràn trề khổ đau !

trăm năm một kiếp ôm sầu
phù du ảo tưởng địa cầu tang thương
đời là một bãi chiến trường
hơn thua danh vọng tai ương phủ đầy

chỉ vì hai chữ tiền tài
chiến tranh chết chóc hoài hoài ai ơi
xót xa cho một kiếp người
đau thương vì một kiếp đời hơn thua

thắng thí sẽ được làm vua
còn người thất thế thì thua đầu hàng
hơn thua vì cũng ngục đàng
đời đời kiếp kiếp muôn ngàn khổ đau !

từ xưa cho đến ngàn sau
chiến tranh còn mãi khối sầu trần gian
biết bao thảm cảnh tai nàn
loài người độc ác bạo tàn giết nhau !

thế gian là một kiếp sầu
thôi ta niệm Phật để càu Tây Phương
càu cho tất cả Phật Đường
đời đời hạnh phúc Tang thương không còn !

còn trời còn nước còn non
ta còn một tấm lòng son với đời
thơ nay ta viết cho người
khuyên người niệm Phật sống đời Tây Phương

rong chơi nơi cõi Phật Đường
luân hồi sanh tử không còn ai ơi
thảnh thơi ngày tháng rong chơi
ngàn đời hạnh phúc vui cười hả hê !

nguyện sau tất cả đi về
về vùng đất Phật tràn trề yên vui
không còn đau khổ ngậm ngùi
tình yêu rồi cũng pha phôi héo tàn

ngàn năm nơi cõi Tây Phang (Phương )
triệu năm nơi cõi Phật Đàng lo tu
đời ta sẽ đẹp như mơ
ta về trên đó làm thơ ta cười !

(không còn khóc như ở thế gian nầy nữa bạn đời ơi )

Sài gòn 25/7/2013

NGUYỆN VỀ VỚI PHẬT

Nhân sinh một kiếp ưu phiền
giờ đây ta đã nhập thiền tịnh tu
trần gian giông gió mịt mù
thế gian một kiếp âm u cõi đời
chỉ là một thuở người ơi
ta sanh ra ở trong đời khổ đau
cuộc đời có nghĩa gì đâu
chỉ là một thuở ôm sầu mà thôi
tình yêu rồi cũng pha phôi
phù du ảo tưởng kiếp người tang thương
đời là cõi giả vô thường
nguyện sau về cõi Tây Phương ấy mà
lâm râm sáu chữ Di Đà
A Di Đà Phật con mà ăn năn
Ngài ơi nơi cõi Phật Đàng
từ bi hĩ xã Phật ban phước lành
nguyện sau con được vãng sanh
về miền đất Phật an lành đời con !
xác thân giả tạm hao mòn
thân tàn ma dại đâu còn như xưa
Tây Phương cực lạc con mơ
A Di Đà Phật con thờ trong tâm
nay con phát nguyện lời vàng
chí con đã quyết Phật Đàng mai sau
phù du ảo tưởng địa cầu
loài người tham vọng mai sau đọa đày
tự mình giết chết tương lai
cũng vì hai chữ tiền tài thế gian
sân si tội lỗi ngập tràn
mai sau đọa lạc ngục đàng khóc la
chi bằng ta niệm Di Đà
Tây Phương đất Phật thì ta được về
trần gian dứt bỏ cơn mê
tâm con đã quyết nguyện về Tây Phương !
(15 phút tặng bạn DTTS )

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG KHAI THỊ NIỆM PHẬT

VÀO CỬA TỊNH TÔNG – TIÊU TRỪ CHUỚNG NGẠI

Ngay trong đời này, nếu chúng ta không tinh tấn tu học, không tiêu trừ những chướng ngại thì đời này không được vãng sanh; cho dù, chúng ta không tạo tội nặng nhưng cũng không thể vãng sanh. Nếu như chúng ta tiếp tục tạo tội nặng, hủy báng Phật, Pháp, Tăng thì phiền phức lớn rồi, phải bị đọa vào địa ngục và đầu thai làm súc sinh, làm kẻ ngu si, trải qua vô lượng kiếp thật là khổ sở.

Vì thế, chúng ta phải biết sám hối, phải thật sự ăn năn. Ăn năn trên căn bản là phải thay đổi quan niệm của chúng ta, sửa đổi từ trong tâm, từ trong cuộc sống hằng ngày đối với người, đối với công việc. Trước tiên, chúng ta phải sửa đổi từ trên sự tướng thì mới có hiệu quả. Đức Phật đã nói cho chúng ta nghe biết bao nhiêu là ví dụ; bởi vì, sự việc phức tạp nói không hết, chúng ta phải có khả năng nghe một biết mười. Khi nghe Đức Phật giảng một ví dụ thì liên tưởng đến nhiều sự việc tương tự, những điều cần phải sửa đổi.

1. KHÔNG TÌM LỖI CỦA NGƯỜI KHÁC

Trước tiên, từ nay về sau đối với thiện tri thức hoằng pháp, bất luận người đó là tại gia hay xuất gia, khi chúng ta nhìn thấy họ phạm lỗi; hoặc nghe nói họ phạm lỗi, dứt khoát không nói. Chúng ta phải thật sự làm được “thấy mà không thấy, nghe mà không nghe”.

Chúng ta là phàm phu, cảnh giới họ là gì, làm sao chúng ta biết được? Nếu như họ là phàm phu, họ tạo tội nghiệp thì chính họ chịu quả báo, còn như chúng ta đi đến chỗ nào cũng rêu rao, cũng phân biệt, chấp trước thì tự chúng ta phải chịu quả báo, việc này thật không nên làm. Tuyệt đối chúng ta không gây chướng ngại việc hoằng pháp lợi sinh và cũng không gây chướng ngại cơ duyên thính chúng nghe pháp ở một khu vực nào đó.

Chúng ta không nên tìm khuyết điểm của người khác, chỉ cần khởi ý nghĩ đã là không tốt rồi, huống gì thể hiện bằng hành động? Việc này gây chướng ngại rất nhiều đối với sự tu hành của chúng ta. Như vậy, tu hành là tu điều gì? Điều này chúng ta không thể không biết.

Chúng ta tu theo Giác, Chánh, Tịnh. Giác là không mê, Chánh là không tà, Tịnh là không nhiễm. Tông Tịnh Độ nằm trong ba điều này, đặc biệt chú trọng tâm thanh tịnh; tâm tịnh thì cõi Phật tịnh. Nếu chúng ta thường đi tìm lỗi lầm của người khác thì tâm của chúng ta làm sao thanh tịnh? Muốn tâm mình thanh tịnh, việc gì của người khác đều không nên xen vào thì tâm của chúng ta mới được thanh tịnh, mình luôn tìm lỗi của người khác thì nhất định không bao giờ có tâm thanh tịnh. Người này hoàn toàn sẽ không đắc định, không có định thì không có trí tuệ, không có định tuệ, chắc chắn người này bị vô minh phiền não che lấp. Một người suốt ngày phát sinh vô minh, phiền não thì làm sao không tạo tội nghiệp? Điều này chúng ta nhất định phải ghi nhớ.

2. KHÔNG ĐƯỢC KHEN MÌNH, CHÊ NGƯỜI

Hôm qua, tôi đã nói, cho dù các vị tu hành đúng pháp, công phu đạt được hiệu quả, thật sự được thọ dụng Phật pháp, nhưng cũng không được khen mình chê người. Bệnh này thường xảy ra, mọi người thường hay ca ngợi pháp môn của mình, tự cho mình tu hành thành công, người khác không làm được; điều này là không nên, cũng là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Bạn tự cho mình tu hành thành tựu. Vậy so với Bồ-tát và A-la-hán thì sao? Khác xa, điều này phải tính thế nào? Tuyệt đối không được khen mình rồi phỉ báng người khác, tình trạng này đã có từ xưa, ngày nay lại rất nhiều mà không biết tội nghiệp này rất nặng.

Chúng ta niệm Phật cầu sinh về Tịnh độ Tây phương Cực Lạc; thấy người tham thiền giống như gặp oan gia đối đầu; thấy người tu học Mật tông cũng như vậy. Như thế có được không? Thiền là Đức Phật truyền, Mật cũng do Ngài nói ra. Nếu chúng ta hủy báng họ, chẳng phải hủy báng Đức Phật, hủy báng giáo pháp hay sao? Trước đây, người tu theo Thiền, Mật thành tựu rất đông, mặc dù ngày nay hơi ít. Như vậy chẳng phải hủy báng Tăng hay sao?

Vì thế, vô tình chúng ta thường phạm tội lỗi này, khen mình chê người, phỉ báng Tam bảo thì bị đọa vào địa ngục A-tỳ. Việc ngu dốt này, từ nay về sau chúng ta không nên tái phạm nữa. Vậy chúng ta phải thể hiện thái độ như thế nào? Khi nhìn thấy người khác tham thiền, trì chú; chúng ta cung kính vui mừng ca ngợi họ, không được phỉ báng.

Năm 1977, tôi ở Hồng Kông giảng kinh Lăng-nghiêm. Pháp sư Thánh Nhất đến thăm tôi và nghe giảng kinh. Nghe xong ba ngày, pháp sư rất vui mừng, khuyến khích các Phật tử đến nghe tôi giảng; họ đều tu thiền. Một hôm, pháp sư mời tôi đến chùa tham quan, tôi cũng hoan hỉ đồng ý. Pháp sư ở phía sau chùa Bảo Liên, núi Đại Tự có một con đường nhỏ, xe không chạy được, người đi bộ khoảng ba, bốn mươi phút mới đến chùa.

Pháp sư nói với tôi lý do không mở đường chính là vì cố ý khiến cho bất tiện đối với khách vãng lai; nếu bạn không thật sự tham học thì không cần đến đây; cho nên không mở đường, dụng ý này rất hay. Khi tôi đến nơi vừa xem qua thì vô cùng khâm phục, cả đời tôi chưa hề thấy qua đạo tràng nào trang nghiêm thanh tịnh đến thế. Ở đây có khoảng hơn bốn mươi vị Tăng chúng thường trụ, mỗi ngày họ tham thiền theo thời gian tàn cây hương.

Pháp sư mời tôi vào thiền đường giảng pháp, tôi không thể giảng tham Thiền là pháp tu không thành tựu, chỉ có niệm Phật mới đạt hiệu quả. Như thế chẳng phải phá hoại đạo tràng của người ta sao? Điều này, tuyệt đối không thể làm. May mà trước đây, tôi từng giảng qua các kinh Kim cang, Lục Tổ đàn kinh, Vĩnh Gia thiền tông tập, Chứng đạo ca. Nói về Thiền tông, tôi cũng đã giảng qua một vài lần, cho nên khẩu đầu Thiền cũng khá. Tôi tán thán khâm phục, ca ngợi đạo tràng của họ, khen pháp sư và khen đại chúng tham học, đây là điều cần phải làm.

Sau khi ra về, trên đường về có vị đồng tu hỏi:

- Thưa pháp sư! Ngài đối với Thiền ca ngợi như thế. Vì sao pháp sư niệm Phật A-di-đà?

Tôi nói với họ, bởi vì căn tánh của tôi không nhạy bén, tham Thiền không bằng người khác. Nói cách khác tôi không thể khai ngộ, ngay cả Thiền định tôi cũng chưa nắm vững. Niệm Phật là nương theo Phật A-di-đà vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, tôi chỉ nắm vững điểm này.

Tôi nói những điều này là sự thật; vì thế, đạo Phật thường nói: “Nếu muốn Phật pháp hưng thịnh, chỉ có Tăng ca ngợi Tăng”. Hai bên đều ca ngợi nhau, Phật pháp mới được phục hưng, mới có thể phát huy xán lạn. Nếu hai bên đều phỉ báng nhau thì không được rồi; mọi người sẽ kéo nhau xuống địa ngục A-tỳ. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, căn tánh của tất cả chúng sinh khác nhau; cho nên Đức Phật mới giảng vô lượng pháp môn.

Pháp môn là ứng cơ thuyết pháp, bạn thích hợp pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó mới có thể thành tựu; đó chính là “pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”. Tại sao lại phỉ báng nhau? Chẳng những tất cả pháp môn trong đạo Phật không được phỉ báng mà đối với các tôn giáo ở thế gian cũng không được phỉ báng. Các nước ở phương Tây có hai nghìn năm duy trì trật tự xã hội, đó là nhờ tín ngưỡng tôn giáo, làm cho con người khởi tâm động niệm chỉ nghĩ đến Thượng Đế. Nói tóm lại, đây chính là pháp thiện thế gian, làm sao bạn có thể phá hoại nó? Làm sao bạn nói không có thần và không có Thượng Đế?

Nếu mọi người mất đi niềm tin tôn giáo, tùy thuận phiền não thì không điều ác nào mà không làm. Như thế có được không? Vì thế đối với pháp thiện thế gian cũng phải ca ngợi. Đức Phật dạy chúng ta ngay trong sáu niệm, ngoài niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng còn phải niệm thiên v.v… Thiên này chính là đại biểu tôn giáo. Đây chính là nền tảng của quan niệm đạo đức, thường nghĩ tới hạnh phúc của tất cả chúng sinh và nghĩ đến sự hòa thuận, an lạc của họ, tất cả pháp thiện thế gian và xuất thế gian chúng ta đều phải tôn kính, ca ngợi.

Chúng ta sinh ra và lớn lên trong thời đại này có rất nhiều đau khổ. Chúng ta phải công nhận thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, vật chất văn minh tiến bộ. Đời sống vật chất của chúng ta so với trước đây tiến bộ rất nhiều, chúng ta được hưởng thụ những thứ này, nhưng các vị định tâm suy nghĩ lại, chúng ta có trả giá quá đắt không? Suy đi tính lại thì lợi bất cập hại, chúng ta được rất ít nhưng tổn thất lại quá nhiều. Món nợ này có mấy người tính? Càng tính thì càng thấy tổn thất.

Chúng ta tổn thất những thứ gì? Tổn thất luân lý, tổn thất đạo đức, giữa người với người đánh mất sự thành thật, chân tình. Bất kể khoa học kỹ thuật ngày nay phát minh như thế nào vẫn không có cách gì bù đắp nổi, cho nên nói lợi bất cập hại.

Nếu người tu hành ở thời đại này mà thành công thì chư Phật, Bồ-tát đều khen ngợi, khâm phục; còn tu hành thất bại bị đọa vào địa ngục A-tỳ thì các ngài vẫn gật đầu nói “không sai”. Vì sao? Vì bên trong bạn bị phiền não, bên ngoài bị vật chất cám dỗ lôi cuốn. Bạn có bao nhiêu định lực để đứng vững? Bạn có bao nhiêu trí tuệ để nhìn thấy rõ ràng chân tướng sự thật? Như thế mới biết điều này không đơn giản, không giống như trước đây. Nếp sống xã hội trước đây rất tốt, lòng người lương thiện, ai nấy đều tôn trọng lễ nghĩa, tuân theo luật pháp, không dám làm càn làm bậy, mọi người đều cung kính vâng theo lời dạy của Thánh hiền, cho nên tu học rất dễ dàng.

Điều khó tin mà tin được, việc khó tu mà chịu tu mới là người kiệt xuất, được chư Phật, Bồ-tát cùng Thánh hiền ca ngợi. Ngày nay chúng ta có làm được một phần hay không?

Ở thời đại này, Đức Phật dạy chúng ta chỉ có một câu hãy nhớ kỹ vì nghĩa lý rất thâm diệu. Ngài dạy: “Không tìm lỗi của chúng sinh”. Chúng ta không nên đi nhìn lỗi của người khác, không nên rêu rao tội lỗi của họ. Câu này có hai ý nghĩa rất sâu rộng:

1. Chúng ta có thể thành tựu định tuệ, thành tựu tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng chính là trí tuệ. Tâm khởi tham, sân, si, mạn chính là nhiễm ô. Tâm khởi nhiễm ô là tác dụng phiền não, là tạo nghiệp. Chúng ta không để ý lỗi người thế gian, họ có tạo tội nghiệp ta cũng không nghe, không hỏi, thì tâm ta dễ dàng thanh tịnh. Điều này rất có ý nghĩa.

2. Chúng ta tìm khuyết điểm của người khác và nói tội lỗi của họ, như thế họ có cam chịu không? Họ có đồng ý không? Nếu như họ không cam tâm, không bằng lòng thì chúng ta kết oán thù với họ, đã kết oán thù thì nhất định sẽ báo thù. Cho dù bạn cố che giấu tài tình khéo léo, người khác không biết bạn hãm hại họ, nhưng họ luôn nhớ mối hận thù; sau khi chết họ làm quỷ, quỷ có năm thần thông, nó sẽ bắt người nào đời trước hãm hại nó. Sau khi tìm được báo thù lẫn nhau, không bao giờ dứt; đời này bạn hại người ta; đời sau, họ hại lại bạn, đời sau nữa bạn hại họ, mãi mãi không dứt. Con đường chúng ta học đạo Bồ-đề sinh ra nhiều chướng nạn, chính là từ nơi đây.

Do đó, chúng ta phải giải quyết vấn đề này, nhất định phải ra tay triệt để, căn bản là “không thấy lỗi thế gian, không nói chuyện đúng sai của người khác”. Cho dù xưa kia chúng ta tạo tội nghiệp, nhưng ngày nay chúng ta đoạn hết duyên này. Sau khi đoạn hết duyên, tuy có nhân nhưng không có duyên, nó sẽ không kết thành quả. Đây cũng là cách làm cho chướng ngại giảm bớt đối với việc niệm Phật vãng sanh của chúng ta.