http://senhongvn.files.wordpress.com/2013/03/banner.jpg
XIN MỜI CÁC ANH CHỊ, CÁC BẠN GHÉ THĂM CHUYÊN ĐỀ PHẬT PHÁP - TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN VÀ ĐỒNG BÀO NHÂN LOẠI.!.
http://4.bp.blogspot.com/-kH5aOP2BKkw/TznifXNxwWI/AAAAAAAAMLM/2lVsVmNw7lU/s1600/1440903wtr1hg70ow.gif

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

ĐỨC PHẬT THẦY HUỲNH GIÁO CHỦ !

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ NÓI RẰNG : 

TRĂM VIỆC LÀNH HIẾU THUẬN ĐỨNG ĐẦU
NGÀN VIỆC DỮ TA DÂM ĐỨNG TRƯỚC !

HIẾU VỚI CHA MẸ VÀ THUẬN THẢO VỚI MỌI NGƯỜI

CÒN TA DÂM LÀ CÓ VỢ RỒI MÀ CÒN MÈO MỞ LU BU VỢ TRONG VỢ NGOẠI VÀ HỂ LẤY AI NGOÀI VỢ MÌNH CHỒNG MÌNH LÀ MANG TỘI TÀ DÂM KHI HẾT KIẾP PHẢI BỊ ĐỌA LỬA THIÊU NƠI ĐỊA NGỤC MUÔN DỜI NGHÌN KIẾP ! TỘI NÂY 10 NGƯỜI THÌ HẾT 7 NGƯỜI LẤY BẬY LẤY BẠ BỎ CHỒNG THEO TRAI BỎ VỢ KIẾM GÁI TƠ , THẦY CHÙA NÀO LU BU DÂM ĐÃNG SẼ A TỲ ĐỊA NGỤC SẠCH TRỌI, CHẠY ĐÂU CHO THOÁT ÔNG DIÊM VƯƠNG SAU KHI CHẾT ?

THẦY DẠY : CHỜ MÃN PHƯỚC RA TAY BẺ HỌNG !

HẦU HẾT 95/100 LOÀI NGƯỜI MẮC TỘI TÀ DÂM VÀ LẮM KHI LẤY CHỒNG NGƯỜI LẤY VỢ NGƯỜI BÀ CON BẠN DÌ CHÚ BÁC LẤY NHAU ......! TỘI NẦY NẶNG LẮM ĐỐI VỚI PHẬT PHÁP CÒN NẶNG HƠN TÔI GIẾT NGƯỜI !



ĐÀNH RẰNG NỢ THẾ TRẢ CHƯA XONG
NHƯNG BIẾT NAY SỬA LẤY LÒNG
NIỆM CHỮ DI ĐÀ TAN CHƯỚNG NGHIỆP
THUYỀN TỪ THẦY RƯỚC LẠI NON BỒNG ! 



LÒNG SÁU CHỮ NIỆM KHÔNG CÓ DỨT 
THÌ NẠN TAI CÙNG THOÁT NHƯ KHÔNG !



NẾU BẠN ĐÃ TU !

BẠN ƠI NẾU BẠN ĐÃ TU


Bạn ơi nếu bạn đã tu
Quỷ ma nó ghét căm thù thâm xương
Chúng là con cháu quỷ vương
Là cho ma quỷ vô thường theo ta
Ai là con cháu Thích Ca
Với lại Phật Đà hai chữ Nam Mô
Ngày xưa tại gốc Bồ Đề
Thế Tôn đắc đạo vỗ về Phật Ta (Đức Phật của ta)
Thần thông đánh chúng văng xa
Phật Ngài đắc đạo nên ma quỷ thù
Chúng thề mãi mãi thiên thu
Thả con cháu chúng vô chùa phá tăng
Để là đội lốt thầy tăng
Áo cà xa đó làm xằng quậy chơi
Người đời đâu biết trò chơi
Quỉ căm thù Phật thả người dối tu
Người đời chẳng biết chân tu
Hay là giả dối vì tu dối lừa
Cà sa y phục i tờ giống nhau
Chẳng là phân biệt vàng thau
Tưởng là ai nấy người nào cũng tu
Ai ngờ dội lốt vô chùa
Để là phá Phật thầy tu ai ngờ !
Tu hành chớ có ngây thơ
Phân biệt chân, giả mịt mờ tương lai
Nam Mô Thích Ca Như Lai
A Di Đà Phật chúng ngây lòng thành !
Phật ơi thương xót chúng sanh
Độ cho tất cả thân tâm sáng ngời
Cầu cho Tiên Thánh Phật trời
Dắt dìu sanh chúng về trời Tây Phương !
Tòa sen nơi cõi Phật Đường
Dành cho tất cả ai thường tu tâm !

Thuở xưa khi quỉ vương biết Đức Thích Ca sắp thành đạo,
Nó bèn đem con cháu yêu quái của nó đến mê hoặc Ngài,
Thế rồi Ngài dùng thần thông đánh chúng tan tành tả tơi.
Thế nên Quỉ vương căn thù Đức Phật mà nói rằng :
" Ông Cồ Đàm à, ta bây giờ thua ông như muôn kiếp sau
ta thả con cháu ta vô chùa giả dạng thầy tu mà phá chùa
phá đệ tử (chân chánh của ông và thả ra đầy đường phá
các Phật Tử chân chánh con Phật nữa !)"
Nghe xong, Phật cúi đầu buồn bã và nói với các Đệ Tử
của Ngài rằng :
"TA THẮNG QUỈ VƯƠNG TẤT CẢ NHƯNG TA THUA QUỈ
VƯƠNG CÂU NÓI ĐÓ "
Thế rồi Ngài buồn bã bỏ đi !  Và bây giờ trong lớp áo cà sa
có hai loại , một là các nhà sư chân chính tu theo giới luật
nhà Phật, loại thứ hai là con cháu quỉ vương gởi vô chùa
phá đạo phá đời và quậy đử chuyện lu bu mà bạn nghe đầy
nhóc lổ tai đó !
Ví vậy, bạn hãy nhận định cho kỷ ai là thấy tu chân chính ,
ai không là chân chính khi quy y thơ giới và cúng tiền bạc
cho đúng chổ nhé ! Nếu bạn thơ ngây sai lầm và nhẹ dạ
mà quy y với ai không phải là thầy tu chân chính coi chừng bị
đọa lạc cùng với kẻ dối tu đó nha !

CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG PHÙ DU !

GIẤC NAM KHA CỦA NGƯỜI ĐỜI (=MƠ TƯỞNG VINH QUANG GIẢ TẠO)
NHÂN THẾ TRONG ĐỜI AI CŨNG MANG CHỮ CHẤP RẤT LÀ TO LỚN BẰNG CẢ CÁI BẦU TRỜI NÀY, MƠ ƯỚC CAO SANG QUYỀN QUÝ, NHÀ CAO CỬA RỘNG VỢ ĐẸP CON NGOAN ĐÊM NGÀY MẤT ĂN MẤT NGŨ CẢ MỘT ĐỜI THAM VỌNG CÙNG LO ÂU :SỐNG VÌ TIỀN CHẾT VÌ TIỀN, SÔNG VÌ TÌNH CHẾT CŨNG VÌ TÌNH ! TÌNH TIỀN DANH VỌNG ĐỊA VỊ LÀ MỐI QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA THẾ NHÂN MÀ AI CŨNG TẬP TRUNG LÒNG THAM VỌNG VÀO ĐÓ ! VÀ NẾU THÀNH CÔNG KHI TIỀN VÔ TRÀN NGẬP CỬA NHÀ THÌ MỪNG VUI TỐI TÂM MẶT MÀY THẤY NHƯ MỌC CÁNH BAY LÊN MÂY, CÒN BẰNG THẤT BẠI THÌ BUỒN KHỔ ĐAU ĐỚN KHÓC LA TUYỆT VỌNG !
CHO NÊN ĐỜI LÀ BIỂN KHỔ , GIÀU CŨNG KHỔ MÀ NGHÈO CŨNG KHỔ VÌ TÂM CHẤP TƯỚNG VẬT CHẤT THẾ GIAN VÀ VÌ ÔM CHẶC VẬT CHẤT VÀ TÌNH CẢM Ở THẾ GIAN VÀ NẾU THAM GIA CHUYỆN ÁC ĐỂ CÓ TIỀN ĐỂ GIÀU CÓ MÀ KHOE DANH KHOE CỦA ĐỂ HẢNH DIỆN VỚI ĐỜI NÊN SAU CÙNG LẮM KHI PHẢI BỊ ĐỌA ĐIA NGỤC NGÀN NĂM VÌ NGHIỆP CHƯỚNG THAM VỌNG TRÀN TRỀ !
ĐÁNG TỘI NGHIỆP THAY CHO NHỮNG AI CỐ ÔM CỐ GIỮ CHO CHẶT TÌNH CẢM VÀ VẬT CHẤT THẾ GIAN ĐỂ RỒI MỘT BUỔI CHIỀU NÀO ĐÓ CƠN GIÓ TỬ THẦN THỔI ĐẾN NGƯỞI PHẢI NĂM XUỐNG , KẺ Ở LẠI KHÓC LA KỂ LỂ NƯỚC MẮT RÀNG RỤA NHƯ MƯA !
THẾ LÀ CHẤM DỨT CỦA MỘT ĐỜI THAM VỌNG !

THƠ TÌNH XANH LÁ NGÀN PHƯƠNG !

CHỜ TRĂNG
Chờ trăng chờ nước lên đầy
Trăng kia trong nước tình say với tình
Gió chiều cho sóng lung linh
Thuyền ai theo gió lênh đênh giữa trời
Mây bay về cõi xa vời
Chiều ơi lơ lững mình tôi lạnh lùng
Cỏ xanh xanh miếc như nhung
Ngàn cây lá đổ mịt mùng lá rơi
Đêm nay ta nhớ một người
Mà giờ đây đã xa xôi ngàn trùng
Chim chiều ngàn cánh mênh mông
Cho ta nhắn gởi đôi dòng tâm tư.......!
CHIỀU ƠI LẠNH LÙNG
Chiều nay buồn ngắm mưa rơi
Nhớ ai ai nhớ chiều ơi lạnh lùng
Nước mây giờ đã muôn trùng
Chim bay ngàn cánh mông lung biển trời
Nỗi buồn còn đó chưa vơi
Cho tôi lạnh lẽo trong đời giá băng
Thu đi rồi đến đông sang
Để tôi ngồi đó mơ màng với thơ
Buồn trông mặt nước lững lờ
Sông trăng đã lặn tình mơ héo tàn
Ta đi trong cõi địa đàng
Ta ơi buồn lắm mơ màng mình ta
Chiều ơi mây nước xa xa
Nhớ ai ai đó mình ta lại buồn !
Trăm năm tình ấy còn vương
Sầu giăng giăng lệ đoạn trường kiếp hoa
Biết bao thỏ lặn ác tà (Lấy ý thơ Nguyễn Du)
Đau thương nhiều lắm tình là dây oan !
Trăm năm tình cuộc trần gian
Chỉ là một giấc mơ màng mà thôi..!
LỜI TÌNH TRONG NẮNG TRONG MƯA
Lời tình trong nắng trong mưa
Để nghe trong cõi tình mơ tuyệt vời
Thu ơi ta nhớ thương người
Nằm trong mộng mỵ đất trời nở hoa
Hoa tình yêu ấy kiêu xa
Sắc hương kiều diễm mặn mà như trăng
Tình xa xôi quá Cung Hằng
Ta bay với gió mơ màng với thơ
Hồn ta giờ đã giăng tơ
Để ta vào cõi mộng mơ tìm nàng
Ta đi trong cõi địa đàng
Mà ta cứ ngỡ thiên đàng muôn hoa
Nàng là cá lặn chim sa
Để ta thương nhớ ta mà tương tư..!
MƯA
(PHÓNG TÁC THEO LỜI CỦA MỘT BÀI HÁT)
Mưa còn mưa mãi mưa trên trời cao
Đêm còn trăng sáng với muôn vì sao
Trăng ơi trăng hởi đêm nào
Mưa chi lạnh giá xôn xao giọt buồn
Để sầu cho lệ tình tuôn
Nhớ thương tình cũ hãy còn trong mơ
Tình yêu nay đã thành thơ
Bay trong nắng sớm lửng lơ giữa đời
Gió mưa về cõi xa vời
như trăng với nước như trời bao la...
Mưa còn mưa mãi mưa trên ngàn hoa
Mưa tình yêu đó cho đau đời ta...!
Mưa cho suối đổ trăng tà
Trăng chênh chếch bóng phôi pha hết rồi !
Tình yêu ơi ! Tình yêu ơi !
Giá băng giờ đã cho đời xót xa
Nỗi sầu còn đó trong ta
Bay theo với gió tình xa ngàn trùng
Gió mưa đời quá lạnh lùng
Tình như chiếc lá theo dòng thời gian
Chim xưa giờ đã bạt ngàn
Tình xưa giờ đã thênh thang cuối trời...
RỪNG XANH XANH LÁ
Rừng xanh xanh lá lá xanh
Chim thi nhau hót trên cành thắm tươi
Trẻ thơ luôn mãi vui cười
Bên cha với mẹ muôn đời ấm êm
Mong loài người có trái tim
Trái tim nhân ái bình yên thái hòa
Ta thương người người thương ta
Cùng nhau vui vẻ để mà sống chung
Gieo chi máu đổ mưa hồng
Để cho nhân loại chất chồng thây phơi !
Sống bình yên chớ giết người
Để cho tất cả sống đời bình an
Nay ta lời ngọc tiếng vàng
Chút lòng từ ái chứa chan với đời
Ta khuyên tất cả loài người
Gieo chi máu lửa kiếp đời tang thương !
Đừng gây thêm cảnh đoạn trường
Chiến tranh chết chóc tai ương ngập đầy
Sống vui trong cõi trần ai
Với tâm từ ái rất đầy tình yêu
Đừng gây thêm cảnh đứng điêu
Đau thương chết chóc quá nhiều xưa nay
Mong cho thế giới tương lai
Mãi là hạnh phúc muôn ngày về sau.......

SAO KHÔNG GỌI TRỜI MƯA ĐỂ VƯỜN CÂY XANH LÁ
Sao không gọi trời mưa để vườn cây xanh lá
Lá trong rừng nhiều quá sá xanh xanh
Nguyện sao cho thế giới được thanh bình
Đừng chinh chiến gieo hận thù khói lửa
Ôi chiến tranh bao ngàn năm vạn thủa
Quá đau lòng thiêu đốt cả hành tinh
Có gì đâu mà hai chữ quang vinh
Mà bắn giết cho địa cầu điên đảo
Ai gieo cảnh tang thương cùng đổ máu
Để máu loan tưới ngập cả đồng xanh
Nguyện cầu cho thế giới được an lành
Cho mãi mãi rừng xanh còn xanh lá
Mưa lên đi để chồi non cùng lá mạ
Đời yên vui hạnh phúc biết dường bao
Đừng gieo chi binh lửa để máu đào
Cứ đổ mãi trên địa cầu muôn thuở
Hãy bắt tay nhau loài người thôi đau khổ
Cho muôn loài được hai chữ bình an
Cho trẻ thơ đôi dòng sửa dịu dàng
Được hạnh phúc bên cha cùng với mẹ
Thôi thì chớ gieo chi đời máu lệ
Để ngàn năm trái đất được bình yên
Cho loài người được hạnh phúc triền miên
Không còn cảnh tang thương trên trái đất !

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !

A DI ĐÀ PHẬT LIỀN LIỀN TRONG TIM NGÀY CŨNG NHƯ ĐÊM DÙ LÚC LÂM CHUNG DÙ TÂM LOẠN PHẬT CẢM THẤY XÓT THƯƠNG NÊN HIỆN RA HÀNH GIẢ LẬP TỨC HẾT LOẠN VÀ CHỈ MỘT CÂU HỒNG DANH MẦU NHIỆM CỦA NGÀI PHẬT LIỀN TIÊP DẪN TRONG VÒNG MỘT GIÂY ĐỒNG HỒ !
Trần Vũ Mạnh Hùng with Elina Trinh Nhung and 14 others.
Bạn tỏ ra tử tế.
Sẽ có người dèm pha
Bạn âm mưu gì đó
Nên mới giúp người ta.
=-=-=-=...
See More
TA HÃY MẠNH DẠN LÊN NIỆM PHẬT THƯỜNG XUYÊN ĐỂ ĐOẠN TUYỆT
KHỔ ĐAU NHÉ CÁC BẠN YÊU QUÝ CỦA CTVL !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
VÀ CHỈ CÓ MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT CHO ĐẾN 10 CÂU TA SẼ ĐƯỢC VỀ CÕI TÂY PHƯƠNG NẾU TRÁI TIM TA KHÔNG CÒN MÊ MẪN CÕI TRẦN GIAN GIÓ BỤI ĐAU THƯƠNG NẦY ! CHẮC CHẮN PHẬT SẼ ĐẾN RƯỚC TA NẾU TA CỐ GẮNG KHÔN NGOAN HƠN MỘT CHÚC LÀ NGHE LỜI DẠY CỦA ĐẤNG THẾ TÔN VÀ LỜI KHUYÊN CỦA KẺ BẦN ĐẠO BAOLOCMAURICE CUNG TRẦM VŨ LANG ĐỂ TA KHÔNG CÒN KHỔ ĐAU NỮA TRONG CÕI LUÂN HỒI SINH TỬ NẦY !
VÀ CÕI PHẬT MÀ NGƯỜI ĐỜI VÌ KHÔNG THẤY ĐƯỢC VÌ LÀ CÕI VÔ
HÌNH NÊN NGƯỜI ĐỜI CHO LÀ CÕI MỘNG XA VỜI , NHƯNG CÕI PHẬT MỚI LÀ CÕI THỰC VÌ NÓ KHÔNG CẤU TẠO BẰNG VẬT CHẤT NHƯ Ở TRẦN GIAN NÊN KHÔNG TAN RÃ VÀ MÃI MÃI ĐƯỢC TRƯỜNG TỒN VỚI THỜI GIAN VÔ TẬN NÊN GỌI LÀ CÕI THẬT ! BỞI CÁC CHƯ PHẬT HIỆN RA LÀ CÓ VÀ BIẾN LÀ MẤT LÀ CÕI VÔ HÌNH NÊN NÓ KHÔNG BỊ BĂNG HOẠI NHƯ THÂN TỨ ĐẠI CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẤT NƯỚC LỬA GIÓ HỢP LẠI MÀ TẠO THÀNH, VÀ KHI TỨ ĐẠI PHÂN LY KHI HƠI THỞ ĐI RA THÌ CÁC THỨ KHÁC CŨNG PHÂN CHIA TAN RÃ LÀ KẾT THÚC MỘT KIẾP NGƯỜI ! VÀ MUÔN LOÀI ĐỀU NẰM TRONG ĐỊNH LUẬT ĐAU KHỔ NGHIỆT NGÃ NẦY ! VÀ NƯỚC MẮT THẾ GIAN CỨ THẾ MÀ TRÀN NGẬP CẢ NĂM CHÂU BỐN BIỂN ĐỜI ĐỜI KIẾP KIẾP CHO SỐ PHẬN BI ĐÁT CỦA TOÀN THỂ NHÂN LOẠI !

NGỌC PHƯỚC TỊNH THANH PHÁT TÂM BỒ ĐỀ !

BẢO LỘC MAURICE CUNG TRẦM VŨ LANG PHÁP DANH NGỌC PHƯỚC TỊNH THANH NAY PHÁT TÂM ĐẠI NGUYỆN CÙNG NGÔI TAM BẢO
BẢO LỘC MAURICE CUNG TRẦM VŨ LANG NAY ĐÃ PHÁT TÂM QUẢ
VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC NGUYÊN SAU NÀY THÀNH PHẬT ĐẠO SẼ CÙNG VỚI CHƯ PHẬT BỒ TÁT MƯỜI PHƯƠNG CỨU ĐỘ TÒAN THỂ NHÂN LOẠI TRONG BA NGÀN THẾ GIỚI TRỞ VỀ CÕI A DI ĐÀ THOÁT LY SANH TỬ, ĐOẠN TUYỆT KHỔ ĐAU TRƯỜNG SANH BẤT TỬ NƠI MIỀN CỰC LẠC MUÔN ĐỜI HẠNH PHÚC AN VUI !
NAY CON THÀNH TÂM CẦU ĐỨC A DI ĐÀ CÙNG CÁC CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG RÃI NƯỚC MA HA CHO TOÀN THỂ NHÂN LOẠI HÃY QUAY ĐẦU LÀ BỜ TRỞ VỀ BẾN GIÁC MAU THỨC TỈNH CƠN MÊ ĂN NĂM SÁM HỐI SỚM HÔM LO TU TỊNH ĐỘ NIỆM PHẬT ĐỂ SAU CÙNG ĐƯỢC VỀ VÙNG ĐẤT PHẬT A DI ĐÀ VÀ TẤT CẢ CHÚNG SANH SAU ĐẮC THÀNH CHÁNH QUẢ !
NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NẦY
TRANG NGHIÊM PHẬT TỊNH ĐỘ
TRÊN ĐỀN BỐN ƠN NẶNG
DƯỚI CỨU KHỔ TAM ĐỒ
NẾU CÓ AI THẤY NGHE
ĐỀU PHÁT LÒNG BỒ ĐỀ
HẾT MỘT BÁU THÂN NẦY
ĐỒNG SANH CỰC LẠC QUỐC !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
CON CÚI XIN NGÀI CHỪNG MINH CHO TẤM LÒNG TỪ BI CỦA CON
NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NẦY CẦU CHO THẾ GIỚI HÒA BÌNH, CHÚNG SANH AN LẠC, NGƯỜI SỐNG THÌ ĐƯỢC BÌNH AN TAI QUA NẠN KHỎI,
BỆNH TẬT TIÊU TRỪ , NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC SIÊU THĂNG TỊNH ĐỘ TRỰC VÃNG TÂY PHƯƠNG !

PHẬT BÀ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT !

PHẬT BÀ QUÁN THẾ ÂM ĐẤNG ĐẠI TỪ BI CỨU KHỔ MUÔN LOÀI
PHẬT BÀ QUÁN THẾ ÂM BAN VUI CỨU KHỔ MUÔN LOÀI NGÀN TAY NGÀN MẮT THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG CÒN GỌI LÀ QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT HÓA THÂN TRÀN NGẬP TRONG BA NGÀN THẾ GIỚI CỨU KHỔ MUÔN LOÀI !
Ở ĐÂU CÓ TIẾNG KÊU CỨU CỦA LOÀI NGƯỜI GỌI VÀ NIỆM ĐẾN DANH HIỆU NGÀI LÀ NGÀI LIỀN ĐẾN ĐỂ CỨU ĐỘ NÊN GỌI LÀ "TẦM THINH CỨU KHỔ NẠN"
QUÁN THẾ ÂM LÀ NGHE THẤY ÂM THANH KÊU CỨU CỦA THẾ GIAN THÌ NGÀI LIỀN CÓ NGAY LẬP TỨC TRƯỚC MẶT NẠN NHÂN VÀ CỨU ĐỘ THẬT LÀ MẦU NHIỆM PHI THƯỜNG KHÔNG THỂ NÓI HẾT, KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN !
Ở ĐÂU CÓ TIẾNG KÊU LA ĐAU KHỔ NƠI ĐÓ SẼ CÓ NGÀI VÀ NGÀI SẼ CÓ MẶT Ở KHẮP MỌI NƠI TRÊN THẾ GIAN ĐỂ CỨU KHỔ CHO AI CÓ NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI NƠI QUYỀN NĂNG MẦU NHIỆM CỦA NGÀI ! NGÀI SẼ KHỐNG CHẾ TẤT CẢ MA QUỶ ÂM HAY DƯƠNG KHÔNG CHO SÁT HẠI NGƯỜI CẦU NGUYỆN ĐẾN NGÀI !
Pháp môn thực địa viễn thông, 
Quan Âm Bồ tát trải lòng bao la. 
Phát tâm rộng khắp Ta bà, 
Một lần khai ngộ chan hòa niềm vui.
Trong tín ngưỡng Phật giáo, có thể nói Quan Thế Âm là một vị Bồ tát đã lưu lại cho Phật tử chúng ta những câu chuyện cổ tích tốt đẹp nhiều nhất, những xúc cảm tôn giáo làm lay động lòng người nhiều nhất và cũng nhiều những bài học trí tuệ trong cuộc sống nhất. 
Bồ tát Quán Âm là biểu trưng cho cái đẹp viên mãn, sống động; Ngài đem đến cho mọi người những lời chúc tâm linh tốt đẹp nhất, sự che chở an ổn nhất; Ngài hiện đang có mặt trong thế giới tâm linh của mỗi chúng ta, giúp cho chúng ta đạt được sự khai ngộ thâm sâu hơn nữa. 
Trong kinh điển Phật giáo, Bồ tát Quan Thế Âm xuất hiện rất nhiều. 
Nơi nào có khẩn cầu thì nơi đó có cảm ứng 
Kinh Hoa Nghiêm ghi lại rằng, đồng tử Thiện Tài nhận được lời chỉ dạy của Bồ tát Văn Thù nên đi về hướng Nam để tham học; trong hành trình gồm 53 lần tham học thì lần thứ 27 đồng tử Thiện Tài gặp một vị thiện tri thức; vị đó là Bồ tát Quan Thế Âm, ngoài ra còn có danh hiệu là Bồ tát Quán Tự Tại hay Quán Âm Như Lai. Quán Âm Như Lai hiện thân thành một vị Bồ tát ở Bổ Đà Lạc Ca Sơn, sau này người Trung Hoa đã đặt tên cho một ngọn núi trong quần đảo Chu Sơn là Bổ Đà Lạc Ca Sơn, rồi gói gọn lại là Phổ Đà Sơn. 
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm thứ 25 (phẩm Phổ Môn Bồ tát Quán Thế Âm) có miêu tả nguyện lực thù thắng của Bồ tát Quan Âm. Trong thời đại Nam Bắc triều, phẩm kinh này được trích riêng ra và đặt tên là “Kinh Quán Âm”, kể về lòng đại từ đại bi tế độ chúng sinh trong biển khổ của Bồ tát Quán Âm. Con người ở đời lúc gặp bất cứ chướng ngại gì nếu như xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì được cảm ứng; lúc rơi vào cảnh khổ, nếu như xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì được an ủi; lúc bị thiên tai ách nạn, nếu như xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì được cứu giúp. Một người Phật tử lúc đi ngoài đường ban đêm, lúc đi ngang sông nước hay lúc đang ngồi trên phi cơ mà trong lòng sợ hãi, chỉ cần xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì tất được an ổn và gia hộ. 
Trong kinh cũng có nói rằng một người tu hành nếu muốn được Đức Phật hiện thân hóa độ thì Quan Thế Âm Bồ tát liền hóa hiện ra thân Phật để thuyết pháp; nếu muốn được quốc vương hay tể quan hóa độ thì Ngài liền hiện thân thành quốc vương hay tể quan để hướng dẫn người ấy tu học; nếu muốn được cư sĩ, trưởng giả, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni hóa độ thì Ngài hiện thân cư sĩ, trưởng giả, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đến hóa độ. 
Cõi nhân gian đã có bao nhiêu Bồ tát Quan Âm 
Cuộc sống thật là kỳ diêu. Những lúc khốn khổ, nếu như có ai đó bên cạnh khích lệ bạn thì người đó chính là Bồ tát Quán Thế Âm; khi lớn khôn, có ai đó mách cho bạn một sáng kiến thì người đó chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Nhưng khi bạn đưa tay cứu giúp người khốn khổ thì Bồ tát Quán Thế Âm là chính bạn và cũng là người ấy, vì Ngài hiện thân khốn khổ để độ. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa sở dĩ được xem như một cành hoa hoàn mỹ vi diệu đều do đây mà thành tựu. Chung quanh chúng ta đây mỗi một người đều là Bồ tát Quán Thế Âm, mỗi một người thật sự đều là pháp môn Quan Âm, ở ngay trong cuộc sống mà hóa độ chúng hữu tình, cứu giúp những người khốn khổ. 
Kinh Lăng Nghiêm gọi đủ là Kinh Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Cũng có một phẩm đề cập đến Bồ tát Quán Thế Âm. Trong giảng đường, chư Phật nói những pháp viên thông, Bồ tát Quán Thế Âm cũng nói về phương pháp tu hàh thực địa của mình. Phương pháp tu hành này vô cùng tinh tế và hoàn mỹ, sau khi Bồ tát Quán Thế Âm tu hành những pháp siêu việt thế gian thì phát sinh ra được hai năng lực; trên cầu học đạo lý; dưới giáo hóa chúng sinh. Trên cầu học đạo lý có nghĩa là trên có được tâm giác ngộ mầu nhiệm của chư Phật mười phương; cùng có tâm thù thắng, tâm giác tỉnh như chư Phật trong mười phương; cùng có sức hộ trì, có tâm từ ái như chư Phật trong mười phương hóa độ chúng hữu tình. Dưới giáo hóa chúng sinh tức là cùng với mọi sinh linh trong sáu đường có cùng tâm trạng; sinh linh khổ là mình khổ, sinh linh đói là mình đói... Do điều này mà Bồ tát Quán Thế Âm hiển lộ được sự hoàn mỹ hóa hiện khắp nơi trong cõi nhân gian, dùng 32 ứng hóa thân mà hóa độ chúng hữu tình. 
Kinh Vô Lượng Thọ trong Tịnh độ tam kinh cũng có đề cập đến Bồ tát Quán Thế Âm. Trong kinh này Bồ tát Quán Thế Âm là vị tôn giả đứng hầu bên hông giáo chủ thế giới Cực lạc, Đức Phật A Di Đà. Khi có người vãng sinh về thế giới Cực lạc thì có lúc một mình Bồ tát Quán Thế Âm hiện ra trước mặt dẫn đường, có lúc thì một mình Bồ tát Đại Thế Chí hiện đến dẫn đường, cũng có khi cả ba vị tam thánh ở Tây phương cùng đến để dẫn đường; điều này do công phu niệm Phật hàng ngày của hành gải mà được quyết định. 
Ngoài ra, các bộ kinh khác như kinh Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát quảng đại viên mãn vô ngại Đại bi Đà la ni cũng có nói về Bồ tát Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn; kinh Phật Thuyết thập nhất diện Quan Âm thần chú và rất nhiều kinh điển khác cũng có liên hệ đến hạnh nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ tát. 
Như thế thì cõi nhân gian đã có bao nhiêu vị Quan Âm đã thị hiện? Có thể nói rằng Bồ tát Quan Âm không nơi nào là không thị hiện, ngài có trăm ngàn vạn ức hóa thân, chỉ cần nghe đến nạn khổ của nhân gian thì ngài xuất hiện, chỉ cần có người cần đến thì ngài liền thị hiện trước mặt người ấy, chỉ cần có người cảm ứng với ngài thì ngài liền cảm ứng với người ấy, trong kinh điển đã ghi lại rất nhiều câu chuyện như vậy. 
Nơi nào mà nghe được tiếng gọi của con người thì nơi đó đều có Quan Âm hóa hiện, đó chính là cái hoàn mỹ của Quan Âm. Ở Trung Hoa, xuất hiện rất nhiều Bồ tát Quan Âm, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu Thánh Quan Âm. Thánh Quan Âm là vị Quan Âm ở núi Bổ Đà lạc Ca do kinh Hoa Nghiêm thuật lại. Vào năm ấy, đồng tử Thiện Tài đến núi Bổ Đà Lạc Ca để tham học, phát hiện ra rằng cây cỏ vườn rừng nơi đây rất đẹp, suối chảy róc rách, Thánh Quan Âm đang ngồi kiết già trên một tảng đá, Bồ tát trong mười phương đều tề tựu về nghe giảng pháp môn Quan Âm, Thiện Tài từ xa làm lễ, Thánh Quan Âm tán thán Thiện Tài về việc phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, rồi truyền dạy cho pháp môn Đại bi Đà la ni. Trong Mật tông thì Thánh Quán Âm có nhiều biến hóa thân như Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm Mã Đầu, Quan Âm Thập Nhị Diện, Quan Âm Chuẩn Đề và Quan Âm Như Ý Luân. 
Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn được mêu tả có 42 tay, biểu trưng cho ngàn tay ngàn mắt. Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn trên những bức bích họa ở Đôn Hoàng trên tay hoặc là cầm gữi thánh điển, hoặc là cầm thanh kiếm, những lòng bàn tay còn lại đều có mắt, biểu trưng cho khả năng thấy tinh tường. Con người làm việc cũng cần phải có ngàn tay, ngàn mắt; lúc cầm nắm, lúc ăn uống, lúc tiếp đãi bạn bè, lúc lái xe, đều phải có bàn tay lao nhọc. Cũng như vậy, những lúc lái xe, dạy bảo con cháu, tiếp đãi bạn bè, cân lường đong đếm đều phải có con mắt. Đó chính là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chớ nên nghĩ rằng học được pháp môn Quan Âm rồi, có được ngàn tay ngàn mắt thì đâu có đẹp gì. Nên nhớ! Đó là nương vào việc vẽ ảnh tượng để biểu trưng cho ý nghĩa của pháp tu mà thôi. 
Sự hiểu biết trong ánh sáng là căn bản của phước báu 
(...) Quan Âm Thập Nhất Diện có mười một gương mặt, ba gương mặt ở phía trước là tướng Bồ tát, gương mặt bên trái hiện tướng phẫn nộ, gương mặt bên phải hiện tướng Bồ tát, phía sau là gương mặt đại hoan hỷ. Đó là biểu trưng cho 10 phương, có ý nói rằng con người đều có lúc tức giận và bất bình; lúc vui vẻ và tốt bụng; trong khi đó, Bồ tát Quan Âm, tuy ở trong 10 phương, tuy hiện thân trong cảnh giới Ta bà, nội tâm lúc nào thanh tịnh, từ bi, cùng với con người sống chung hòa hợp. 
“Chuẩn Đề” có nghĩa là ý muốn thanh tịnh, Quan Âm Chuẩn Đề, Phật Mẫu Chuẩn Đề còn chỉ cho pháp môn thanh tịnh. Chuẩn Đề cũng có nhiều hình dạng: Chuẩn Đề hai tay, Chuẩn Đề bốn tay, Chuẩn Đề mười sáu tay, Chuẩn Đề hai mươi bốn tay.... Quan Âm Như Ý Luân tức là vị Quan Âm sáu tay, có cầm bánh xe như ý; tùy theo những hạng người khác nhau mà tuyên thuyết những giáo lý khác nhau. Thật sự đó là vị Quan Âm biết tùy thuận căn cơ mà giáo hóa chúng sinh. 
Những vị Quan Âm đã trình bày trên đây đều khế hợp với cơ duyên mà có mặt trên đời này; những vị Bồ tát mà bạn thấy được đều xuất hiện trong từng niệm cần cầu của bạn; Bồ tát Quan Âm theo cách như vậy mà đi vào thế giới tâm linh của chúng ta, làm hứng khởi và gia hộ cho chúng ta. 
Có một vị Quan Âm Bất Không Quyên Sách tay thường cầm một dải lụa bền chác đi cứu người trong biển khổ; mỗi khi khởi tâm muốn cứu người nào thì đều cứu được, vì vậy mà gọi là “bất không”. Đức tin được xem là mẹ của mọi công đức, khi học Phật chúng ta cần có đức tin bởi phước đức và phước báu do xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì rất sâu dày. Ngang qua Bồ tát Quán Thế Âm chúng ta có thể khởi phát được trí tuệ và thấy được phương pháp tu học theo Phật, vì vậy nên đã xuất hiện vị “Quan Âm Bất Không Quyên Sách”. Hình tượng của vị Quan Âm này với nét mặt rất ưu đãi; bất kỳ là tượng chạm khắc hay tượng họa đều khiến cho người chiêm ngưỡng sinh tâm hoan hỷ và tự cảm thấy được cứu độ.
Quan Âm Chuẩn Đề kỳ thực là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Chuẩn Đề tức là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là tâm của Phật Mẫu; ngay lúc nội tâm của chúng ta thanh tịnh thì Bồ tát Quán Thế Âm đi vào thế giới nội tâm của chúng ta, chư Phật trong mười phương đồng đi vào tâm hồn thanh tịnh của chúng ta, cùng với chúng ta phát sinh cảm ứng; vì vậy Phật Mẫu Chuẩn Đề còn có danh hiệu là Phật Mẫu Chuẩn Đề Thất Câu Chi. Tại sao xưng gọi là Thất Câu Chi? Chi ở đây có nghĩa là một con số rất lớn, biểu trưng cho sự thanh tịnh vô tận; vị Phật Mẫu thanh tịnh vô tận là biểu hiện của sự hoàn mỹ vô tận, pháp môn vô tận. Thanh tịnh tức là buông xả, tức là luôn luôn sống động, luôn luôn hoan hỷ. Nếu trong tâm đã thanh tịnh thì cách suy nghĩ, cách đối xử với người đều không có thành kiến; vì vậy mà tâm thanh tịnh tức là cội nguồn của tất cả trí tuệ, tất cả phước báu. 
Trong những vị Quan Âm xuất hiện ở Trung Quốc có một vị Quan Âm Ngọc Trắng, phong cách phiêu diêu, dáng vẻ thân thiện. Vị Quan Âm này tay trái dùng ngón cái và ngón vô danh cầm chuỗi ngọc, tay mặt dùng ngón cái và ngón vô danh lần đếm. Tư thế đó gọi là thủ ấn châu, có công năng thông suốt tất cả kinh chú. Ngoài ra còn có Quan Âm Thủy Nguyệt hiện thân nơi vườn rừng, hay suối nước... hòa nhập vào trong cảnh trí thiên nhiên. Thường thì phía sau đầu có một vầng trăng; ngài đứng trên nước hay ngồi trên tảng đá, một chân thả xuống hay xếp bằng đều là những vị Quan Âm Thủy Nguyệt. Tô Đông Pha có bài thơ: “Khê thanh tận thị quảng trường thiệt. Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân. Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ. Tha nhật như hà cử tợ nhân”. 
Suối reo tướng lưỡi rộng dài, 
Núi cao thanh tịnh hiển bày pháp thân; 
Đêm về sao hiện kê thần, 
Ngày muốn vạn nẻo hóa thân mẹ hiền. 
Bồ tát Quán Thế Âm còn có một biểu trưng, người Trung Hoa xưng gọi là “Quan Âm Dương Chi”. Quan Âm Dương Chi tay cầm cành dương, tay cầm bình nước tinh, ý nói là đang rải nước để làm sạch chướng ngại của 3 ngàn phiền não, tẩy trừ tam độc (tham sân si). Lại có một vị Quan Âm, tay cầm hoa sen, tay cầm bình nước tịnh, xưng gọi là “Quan Âm Bạch Y”; hoa sen biểu trưng cho sinh mệnh, bình nước tịnh biểu trưng việc tẩy rửa mọi chướng ngại cho chúng sinh. 
(...) Trên quần đảo Chu Sơn có một pho tượng “Bất Khẳng Khứ Quan Âm”. Vào thời kỳ Ngũ Đại, một vị Tăng Nhật Bản tên là Tuệ Ngạc đến núi Ngũ Đài thỉnh tượng. Đang trên đường đưa tượng sang Nhật Bản thì gặp cuồng phong mà phải để lại quần đảo Chu Sơn; rồi tại đây xây dựng Viện Bất Khẳng Khứ Quan Âm trong khu rừng trúc tím. Núi Phổ Đà từ ngày ấy trở thành thánh địa của Bồ tát Quan Âm. 
Sự cảm ứng của Bồ tát Quán Thế Âm không lệ thuộc thời gian và không gian nên mới có được ngàn tay ngàn mắt, ngàn vạn ức hóa thân. Cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè... đều từ nơi hóa hiện của Bồ tát Quan Thế Âm mà có duyên gặp nhau, như thế thì mỗi người đều hoàn mỹ, và dù căn tánh khác nhau đều đáng được thương kính. Pháp tu Quan Âm thật là sinh động, biến hóa vô cùng. Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm có một đoạn đã nói rất rõ ràng về chỗ cứu cánh của pháp tu Quan Âm, đó là “Tùng văn tư tu, nhập lưu vong sở” (1) (nương theo văn tư tu mà đi vào cuộc đời với tâm rỗng suốt). Văn tức là lắng nghe một cách rõ ràng, nghe rồi suy tư cẩn thận thì mới có thể thông suốt, trao đổi chuyện trò với người khác; tốt xấu, nên hư đều không làm cho tâm dao động. Con người sống trên đời nếu không bị sắc tướng và âm thinh ràng buộc kéo lôi thì có thể lắng nghe một cách đúng đắn; những điều nghe được thì trong sạch, lại còn có chỗ vượt qua, thì đó mới là từ bi chân thật. 
Ý nghĩa của pháp môn Bồ tát Quán Thế Âm mang nhiều tính thẩm mỹ. Sự thị hiện của Quan Âm là cái đẹp của lòng từ bi; giữa chồng vợ có sự bao dung với nhau cũng là một cái đẹp, cái đẹp của sự bao dung; cái đẹp này biểu thị phần nào sức mạnh của lòng từ bi; giữa người với người có sự tôn trọng và cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau. Bồ tát Quan Âm còn có cái đẹp của sự biến hóa, những biến hóa bất chợt trong cuộc sống đều đáng được trân quý, đặc biệt là cái đẹp của sự biến đổi quan niệm. Ở một bình diện sâu hơn, những xúc cảm thẩm mỹ vô tận lại thuộc về những xúc cảm tâm linh. 
Qua hình tượng Bồ tát Quan Âm, chúng ta cũng cần nhìn lại cái đẹp “tự tại” nơi bản thân bởi mỗi chúng ta đều có sẵn trong mnìh cái đẹp hoàn thiện ấy. Bồ tát Quan Âm lúc tu hạnh Bát nhã Ba la mật, xem thấy 5 uẩn là không có nghĩa là ngoài đã thể nhập cái đẹp của đức tính tự tại. Cho nên khi chúng ta cứu người cùng khổ, giúp đỡ người hkác là chúng ta có cái đẹp của đức tính Quan Âm. 
Bồ tát Quan Âm và chúng ta cùng chia sẻ cái đẹp của lòng từ và năng lực biến hóa, của đức tính tự tại và tâm cứu khổ; khiến cho mọi người trên con đường tu tập, cầu phước được phước, cầu tuệ được tuệ. Mong rằng mọi người đều cố gắng tu tập pháp môn Quan Âm, đem cái đẹp của đức tính Quan Âm làm đẹp cho cuộc đời, gia đình, xã hội và đất nước. Được như vậy thì đó là lời chúc phước tốt đẹp nhất cho đất nước cũng như cho chính bản thân mình. 
Tiểu Viên dịch 
(1) Trong kinh Đại Phật đảnh Như Lai Mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm quyển thứ 6 thì “... Nhập lưu vong sở” có nghĩa là nương vào tư tu, chúng nhập thiền định rồi siêu việt cả động lẫn tịnh, cả năng lẫn sở đối đãi. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nghĩa sớ chú quyển thứ 9 thì câu “Nhập lưu vong sở...” tương đương với ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật 0
Nguyện đem công đức này hồi hướng về:
Trời giác ngộ muôn nơi sáng tỏ,
Bánh xe pháp vận chuyển không dừng.
Mong hoa Đàm lại nở giữa mùa xuân,
Nguyện cây Giác trổ hoa đầu tháng hạ. O
Tái hiện đạo tràng Pháp Hoa, Bát-nhã,
Dựng nên pháp hội Phương Đẳng, A-hàm.
Vẻ vang dòng họ Thế Tôn,
Rạng rỡ tông môn Ca-diếp.
Nghìn thu vàng son Tổ nghiệp,
Muôn thuở rạng rỡ tông phong. O
Tăng ni, đạo lực thậm thâm,
Phật tử, tín tâm kiên cố.
Nguyện nhà nhà hạnh phúc, an khang,
Cầu đất nước hòa bình, hưng thịnh.
Năm châu an định, bốn biển thanh bình,
Tình với vô tình đều thành Phật đạo. O
(Đại chúng cùng niệm)
Nam-mô Thâp Phương Thường Trụ Tam Bảo. (3 xá)